Mã số N2144: Vận dụng trò chơi kéo co nhằm tạo hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Đặt vấn đề:

Vận dụng trò chơi kéo co vào giờ học giáo dục thể chất (GDTC) ở trường THCS Bình Chánh sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng, nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh phát triển trí tuệ, rèn luyện toàn diện thể chất và sự khéo léo, giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách, phát huy tư duy sáng tạo.

Trò chơi kéo co phát huy toàn diện về các mặt giáo dục trí tuệ, tư tưởng, giáo dục tính thẩm mỹ, tính tổ chức, tính kỷ luật, tính tập thể, tính chiến thuật, tính sáng tạo…, rèn luyện thể lực, trau dồi và nâng cao kiến thức xã hội. Đặc biệt là trò chơi kéo co nâng cao nhận thức được thể hiện qua trò chơi, làm cho người tổ chức là giáo viên, người chơi là học sinh hứng thú, phấn khích dễ chơi và ham thích. Xuất phát từ lý do trên, nên tôi đã chọn giải pháp: Vận dụng trò chơi kéo co nhằm tạo hứng thú trong giờ học giáo dục thể chất ở Trường THCS Bình Chánh.

II. Nội dung thực hiện

CÁCH TẬP TRÒ CHƠI KÉO CO

Giáo viên thị phạm động tác:

Trong tập luyện cũng như thi đấu các em thể hiện được tính tổ chức, phát huy được tính tập thể, tính đoàn kết trong một tập thể. rèn luyện toàn diện thể chất và sự khéo léo, phát huy tư duy sáng tạo chiến thuật thi đấu. Khi đạt huy chương vàng Thành phố cũng là một động lực để các em đam mê và hứng thú tập luyện, bắt đầu từ những giờ học Thầy hướng dẫn trụ dây và kéo. Sợi dây kéo từ đầu dây đến cuối dây nó nằm trên một đường thẳng thì lực nó sẽ cân bằng. Nếu chân thẳng nó sẽ làm giảm lực kéo của đối phương. Trong kéo khi ngã người càng thấp lực cản không khí tác dụng lên người càng ít. Theo Lực quán tính nếu lực tác dụng lớn ngã về phía sau càng thấp thì các em và dây sẽ có xu hướng ngã ra sau giúp dây kéo về phía mình càng lớn do trạng thái cân bằng bền.

3. Kết quả đạt được

Sự ham thích tập luyện của học sinh thông qua phiếu nhận xét gởi học sinh những lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy và vận dụng trò chơi kéo co giờ học Giáo dục thể chất. Kết quả:

    + 95% học sinh hứng thú học môn giáo dục thể chất và yêu thích tập môn kéo co.

    + 3% học sinh sợ đau tay khi tham gia kéo co.

    + 2% học sinh không thích vận động.

Giáo viên dùng phương pháp lời nói thống kê sự hứng thú và yêu thích của học sinh khi vận dụng trò chơi kéo co giờ học Giáo dục thể chất.

 

Thông tin

Tên tác giả: Lê Tấn Danh


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông