Mã số N2084: Điểm dừng chân biến đổi không gian đô thị

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Không gian công cộng trong đô thị luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong xã hội, vậy thế nào là là một mô hình cơ bản cho không gian công cộng? Từ điển Oxford đã định nghĩa không gian công cộng bao gồm cả dành cho hay thuộc về quần chúng được sở hữu, tác động hay được liên quan đến cộng đồng dân cư, là không gian mở hay sẵn sàng được  sử dụng hay chia sẻ cho tất cả thành viên trong cộng đồng.

Thế nên, Điểm dừng chân biến đổi không gian đô thị là không gian công cộng, một phần tử thúc đấy hoạt động xã hội và cũng là nơi kết nối các loại hình phương tiện công cộng lại với nhau, thành một điểm hay một tuyến.

Trên thế giới, các điểm chờ xe buýt là nơi có đầy đủ các điều kiện về quy mô vật chất, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đa dạng về loại hình đảm bảo cho việc lưu trú tạm thời, tổ chức giao thông và phát triển kinh tế theo mô hình thu nhỏ nhưng đảm bảo mỹ quan và có tính chiến lược, phù hợp với quy hoạch cảnh quan đô thị hiện tại và tương lai. 

1. Lý do chọn đề tài:

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và tầm nhìn sau 2025, hệ thống đường sắt đô thị được quy hoạch đầu tư xây dựng 6 tuyến metro xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm thành phố và 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc monorail.

Cũng theo quy hoạch tổng thể giao thông đô thị TP.HCM năm 2020 đã đưa ra các định hướng phát triển cho giao thông vận tải của thành phố ,với những chính sách nhằm ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng với mục tiêu dự kiến tăng tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện công cộng là 40 ~ 50% vào năm 2025 so với hiện nay là khoảng 5%. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự tích hợp hài hòa,hợp lí giữa các phương thức vận tải hành khách công cộng mà trong đó hệ thống đường sắt đô thị là mắt xích quan trọng nhất

Tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, bao gồm 10 nhà ga ngầm và 1 nhà ga trên cao. Sau khi tuyến tàu điện ngầm số 2 hoạt động, hệ thống tuyến xe buýt dọc tuyến và đi ngang tuyến sẽ đóng vai trò hỗ trợ, thu gom hành khách cho tuyến metro số 2. Việc xác định và hợp lý hóa hướng tuyến xe buýt cùng với các biện pháp kết nối với các nhà ga là cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tuyến tàu điện ngầm số 2 nói riêng và hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố nói chung.

2. Mục tiêu của đề tài:

®  Mục tiêu tổng quát: Đề xuất mô hình trạm dừng chân kiểu mới nhằm liên kết các phương tiện giao thông công cộng ven tuyến đường sắt Metro số 2.

®  Mục tiêu cụ thể:

- Khảo sát, phân tích hiện trạng sử dụng xe buýt từ năm 2019- 2020/

- Đề xuất giải pháp thiết kế điểm dừng chân biến đổi không gian phù hợp với thời đại 4.0 và định hướng kết nối tương lai các loại hình giao thông công cộng. Tạo nên nếp sống sinh hoạt mới cho các thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội… nơi người dân có cơ hội để tụ họp, tập trung di chuyển đến các tuyến đường, ngõ ngách trong thành phố.

- Hình thành môi trường thuận lợi cho các công tác quản lý đô thị, giao thông vận tải hành khách ở TP Hồ Chí Minh. Điểm nhấn mạnh mẽ cho tuyến giao thông: Xe ôm công nghệ- Xe buýt- Metro đường sắt… một xã hội không chen lấn, kẹt xe và nhân văn hơn trong văn hóa tham gia giao thông.

3. Đối tượng nghiên cứu:

Toàn bộ tuyến đường sắt, nhà ga trên cao và ngầm Metro số 2 đi qua các quận 1, 3, 10, 12 Tân Bình, Tân Phú.  Bên cạnh đó là mạng lưới xe buýt hiện hữu đi qua có tác động đến tuyến Metro số 2. Đồng thời các loại hình xe dịch vụ trên thị trường được điều khiển bởi cá nhân, hay được vận hành bởi các doanh nghiệp như: Grab, Gojek, Bee…có tác động đến người sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian: Tuyến đường sắt Metro số 2 và mạng lưới xe buýt tại khu vực quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú.

 Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu phù hợp cho phát triển giao thông công cộng thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2020-2025.

5. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu:

®  Phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận là phương pháp suy diễn dựa vào khung lý thuyết của nguyên lý thiết kế, tiêu chuẩn cơ sở cùng những nghiên cứu trước để xây dựng mô hình điểm dừng chân trực quan nói lên vấn đề trong thực tiễn, từ đó rút ra kết luận và đánh giá.

®  Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát khoa học được thực hiện bằng việc quan sát thực tế từ các hiện trạng tại khu vực nghiên cứu thông qua quan sát bằng góc nhìn kiến trúc, hình ảnh phối cảnh, tiểu cảnh trực quan sinh động.

- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu từ các thông tin trên các trang điện tử uy tín của thành phố, kết hợp với khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điền thông tin từ đó điều tra xã hội học và sự vận động của đô thị thông qua biểu hiện của người sử dụng tại khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích đánh giá các số liệu và tài liệu thu thập từ đó đưa ra giải pháp về các phương án thiết kế, mô hình hóa sản phẩm bằng tỉ lệ thích hợp.

6. Ý nghĩa của đề tài:

®  Ý nghĩa về giáo dục và đào tạo: là tài tiệu tham khảo cho các môn học như thiết kế công trình công cộng, đồ án thiết kế công trình công cộng, xã hội học kiến trúc nhằm phục vụ công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục nâng cao kiến thức chuyên môn nhằm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đội ngũ nhân lực Kiến trúc sư.

®  Ý nghĩa về kinh tế và xã hội: Kết quả của đề tài nghiên cứu được sử dụng để phục vụ công tác quản lý vận tải hành khách, từ đó nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đường bộ. Đồng thời kết quả nghiên cứu phục vụ cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư vào vận tải hành khách công cộng khuyến khích họ đầu tư để nâng cao chất lượng phương tiện vận hành.

7. Nội dung chính:

- Tổng quan giao thông công cộng đường bộ thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiện trạng giao thông công cộng tại khu vực nghiên cứu.

- Cơ sở khoa học xây dựng điểm dừng chân kết nối các loại hình giao thông công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất giải pháp tổ chức điểm dừng chân liên kết các phương tiện giao thông công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh.

ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP:

®Ưu điểm: không gian mở kết hợp với thời thế sử dụng năng lượng xanh, tiết kiệm năng lượng và mở rộng, tạo điều kiện cho người tài xế công nghệ.

Điểm mới: Vận dụng các vật liệu thân thiện môi trường, giá thành rẻ, tạo điểm nhấn cho không gia đô thị thành phố, tính đa năng, không gian linh hoạt có thể tháo lắp và di chuyển nếu không cần thiết.

Hiện chưa có sản phẩm tương đương để giải quyết vấn đề trên. Nhưng hiện nay chỉ dựa vào việc nhãn hàng xe công nghệ kết hợp với hàng nước, quán ăn.. để cộng sinh trong thị trường kinh doanh, trên thực tế người tài xế vẫn chưa tự chủ và chủ động trong quan hệ này.

Khả năng đưa ra thị trường mô hình này mang tính độc quyền và có thể nhân rộng, ứng dụng rộng rãi, giải quyết các mẫu thuẫn xã hội hiện giờ.

®Kế hoạch thực hiện khả thi – Hiệu quả kinh tế xã hội

Mô hình này sẽ là 1 giải pháp tối ưu cho các nhà quản lý mạng lưới phương tiện xe ôm công nghệ, đối tác liên kết để kinh doanh sẽ là họ. Đa phần nguồn vật liệu tạo nên mô hình là gỗ pallet( gỗ trong đóng gói hàng hóa, giá thành rẻ, dễ sản xuất). Bên cạnh đó pin năng lượng mặt trời có giá dao động từ 500- 2,5 triệu đồng/ tấm. Dự trù 1 mô hình lắp ghép 6 tấm cùng các cấu kiện khác. Tổng giá trị 1 mô hình 100-170 triệu đồng(khoản chi). Có thể kết hợp các loại máy bán nước tự động, 1 mô hình có thể đặt 1 máy 1-2tr/ tháng cho thuê đặt máy, biển quảng cáo cho các nhãn hàng cần đến (khoản thu). Từ đó cho thấy, mô hình này có thể tự tạo ra nguồn thu và có khoản chi phí để bảo trì vận hành.

® Khả năng ứng dụng

1. Đối tượng sử dụng: người dân trong khuôn viên công trình, tài xế công nghệ ( phụ thuộc vào nhãn hàng nào mua mô hình mà lượng tài xế tiếp cận).

2. Vị trí: vỉa hè công viên cây xanh, trường học có khuôn viên mở, phố đi bộ ngoài trời, đường sách, khu phố có đường rộng rãi.

® Áp dụng Khoa học kỹ thuật

Sản phẩm dựa theo công nghệ pin năng lượng mặt trời, dự trữ nguồn năng lượng xanh, không sử dụng mạng lưới điện quốc gia vào khai thác và sử dụng đáp ứng mục đích cá nhân.Vật liệu thân thiện môi trường gỗ pallet (tái sử dụng), nhựa tái chế từ PVC, mái cây xanh hòa vào không gian đô thị.Kỹ thuật là đóng ráp các cấu kiện gỗ, mấu nối, mái che đơn giản không phức tạp và cầu kì. Dễ dàng tháo ráp khi không sử dụng.

KẾT LUẬN

Sau khi  tuyến tàu điện ngầm số 2 đi vào hoạt động, việc tổ chức giao thông công cộng kêt nối với tuyến sẽ cải thiện khả năng tiếp cận trong và xung quanh các nhà ga trên tuyến, từng bước thu hút những người dân đang sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân chuyển sang sử dụng các dịch vụ giao thông công cộng đô thị, góp phần bảo vệ môi trường do hạn chế khí thải từ phương tiện giao thông cá nhân.

Đồ án đã đề xuất phương án điều chỉnh lại hệ thống các tuyến buýt hiện hữu cho hợp lý, góp phần khai thác tối năng lực vận chuyển của tuyến tàu điện ngầm số 2, tăng cường khả năng kết nối của các nhà ga metro với mạng lưới tuyến buýt hiện hữu,tạo thành một mạng lưới liên hoàn. Tuy nhiên, đồ án chưa làm rõ tác động của việc điều chỉnh mạng lưới xe buýt đến khối lượng vận chuyển hành khách trên tuyến tàu điện ngầm số 2.

Hướng phát triển tiếp theo của đồ án có thể tập trung vào các biện pháp cải thiện cơ sở hạ tầng cho người đi bộ, quản lý giao thông tại nút giao thông ở gần các nhà ga, xây dựng mới hoặc nâng cấp các tuyến đường hiện hữu.

Việc nghiên cứu tổ chức giao thông công cộng kết nối với các tuyến mero khác cần được thực hiện như đối với tuyến tàu điện ngầm số 2 nhằm phục vụ cho việc triển khai xây dựng hệ thống giao thông công cộng hợp nhất, góp phần cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông đô thị, đồng thời nâng cao điều kiện sống người dân,  thúc đẩy phát triển kinh tế và xây dựng một đô thị trung tâm hiện đại, định hình hệ thống đường sắt đô thị thành phố, bảo vệ môi trường và xây dựng một thành phố sinh thái, tiết kiệm năng lượng và sử dụng hợp lý đất, không gian.

Về tổng thể công trình phù hợp với quy hoạch tổng thể, tạo thành các tuyến, chuỗi, modun đa dạng về mặt kiến trúc, thuận lợi cho việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Đối với mỗi đất nước, mỗi dân tộc kiến trúc cơ sở hạ tầng chính là thể hiện sự phát triển, nền kinh tế, thông qua các hoạt động lưu thông công cộng, giao thương hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng các phương tiện công cộng.

Về Kiến trúc, công trình mang dáng vẻ vừa hiện đại nhưng lại có mang những nét truyền thống, tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi. Bên cạnh đó, là tính nhân văn trong liên kết cộng đồng phương tiện công cộng nhằm giải quyết các vấn nạn xã hội: kẹt xe, tệ nạn,.. trong xã hội hiện nay.

Về văn hóa, kinh tế, công trình không chỉ là nơi đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt của đồng bào dân tộc mà còn là nơi lưu giữ những khoảnh khắc, những giá trị thân thuộc trên các tuyến phố, văn hóa chờ xe, xếp hàng để sử dụng dịch vụ công cộng, đưa nền hiện đại của đất nước lên một cách văn minh hơn.

Thông tin

Tên tác giả: TÔ QUỐC TUẤN

Địa chỉ: Trường Đại học Văn Lang 

Điện thoại: 0944222751

Email: tototuan9197@gmail.com

Đơn vị tài trợ