Mã số N2026: Ứng dụng phần mềm Google earth và Mapinfo trong công tác giám sát, quản lý đa dạng sinh học, định lượng trữ lượng cacbon và phục vụ công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Trong thời gian qua, chủ đề nghiên cứu về đa dạng sinh học và tích tụ các bon cũng như khả năng hấp thụ CO2 của rừng được nhiều sinh viên cao học, các nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước lựa chọn thực hiện để làm đề tài nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu từ các công trình này đều có điểm chung là nhằm nêu lên những vai trò và giá trị quan trọng của rừng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời qua đó làm cơ sở khoa học để các nhà quản lý có các đề xuất, biện pháp quản lý và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá này.

Trong phạm vi Khu dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, trong thời gian qua có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về Đa dạng sinh học và Định lượng tích tụ các-bon của rừng. Tuy nhiên, do giới hạn về mặt kinh phí và thời gian thực hiện nên các kết quả nghiên cứu chỉ thể hiện trong một phạm vi khu vực và đối tượng nghiên cứu nhất định, chưa có số liệu tổng hợp để đánh giá, tính toán dữ liệu cho toàn diện tích Rừng ngập mặn Cần Giờ.

Việc triển khai các công tác điều tra và theo dõi diễn biến rừng đều thực hiện trên từng đối tượng cụ thể. Trong đó, việc theo dõi tài nguyên thực vật rừng hay các điều tra chuyên đề (đa dạng sinh học, khả năng hấp thụ carbon…) đều được thực hiện đối với từng cây (cá thể) riêng biệt để tổng hợp và đánh giá hiện trạng rừng.

Hiện nay, công tác quản lý và theo dõi diễn biến rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được hỗ trợ tích cực trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS (Geography Information System) cụ thể như: (1) thiết bị máy định vị GPS – Global Positioning System và (2) các phần mềm chuyên dụng (Mapsource, MapInfo, Envi, Google Earth, …). Kết quả ứng dụng hệ thống thông tin địa lý đã và đang góp phần quan trọng trong việc quản lý và phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ.

Với diện tích rộng lớn hơn 34.000 ha rừng ngập mặn, hệ thống sông ngòi chằng chịt, việc điều tra và theo dõi diễn biến rừng luôn đòi hỏi công sức và yêu cầu thời gian dài nhất định. Giải pháp ứng dụng phần mềm Google Earth và Mapinfo được đề xuất triển khai nhằm giải quyết những hạn chế trên và bước đầu đã mang lại những kết quả đầy khích lệ.

Việc ứng dụng phần mềm Google Earth và Mapinfo đã cung cấp dữ liệu không gian và phi không gian về thực vật rừng nhằm thực hiện hiệu quả công tác giám sát, theo dõi diễn biến rừng, đặc biệt là công tác bảo tồn đa dạng sinh học, và đánh giá khả năng lưu giữ/hấp thụ carbon của cây rừng.

Vị trí cây và đường kính tán cây theo mặt cắt ngang của ô điều tra 400m2 (20m x 20m) trong phần mềm MapInfo.

Vị trí cây và đường kính tán cây theo mặt cắt ngang của ô điều tra 400m2 (20m x 20m) trong phần mềm MapInfo.

Dữ liệu xây dựng góp phần cung cấp thông tin trực quan đối với nhà quản lý về hiện trạng rừng, thông qua đó góp phần báo cáo kịp thời, chính xác và hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các kế hoạch/đề án quản lý và phát triển tài nguyên rừng phù hợp và đạt yêu cầu so thực trạng hiện hữu.

N2026_Google-earth-va-mapinfo-02.jpg
Vị trí và hình ảnh cây rừng trong các ô điều tra rừng trên phần mềm Google Earth.

Vị trí và hình ảnh cây rừng trong các ô điều tra rừng trên phần mềm Google Earth.

Hình ảnh cây rừng trên phần mềm Google Earth được thể hiện đúng tỷ lệ theo kích thước thực tế của cây rừng về: Đường kính thân cây, chiều cao cây rừng... được cập nhật từ dữ liệu điều tra.

 Cung cấp thông tin cho công tác bảo tồn một số loài quý hiếm hoặc phân bố nhỏ lẻ trong các quần xã tự nhiên thuộc phạm vi Rừng ngập mặn Cần Giờ để có biện pháp, kế hoạch quản lý và phát triển rừng bền vững.

  Tra cứu nhanh thông tin đa dạng sinh học thực vật tại các tiểu khu phục vụ cho các hoạt động tham quan, du lịch, hợp tác quốc tế hay các hoạt động truyền thông, giáo dục, bảo tồn… của khu vực. Cấu trúc dữ liệu gồm: (1) Vị trí địa lý các ô nghiên cứu: Được định vị theo hệ tọa độ UTM, Datum WGS-84 ; (2)  Bản đồ theo từng tiểu khu, trong đó có ghi chỉ số đa dạng theo từng ô đo đếm bằng các ký hiệu ; (3) Trong từng ô đo đếm có số liệu về loài, số cá thể, các chỉ số đa dạng sinh học và dạng lập địa là Ib, Ic, Id, Ie trong đó thổ nhưỡng là bùn lỏng, bùn chặt, sét mềm và sét cứng. Chế độ ngập triều là ngập triều thấp, trung bình, ngập triều cao và ngập triều cao bất thường ; (4) Các tiểu bản bằng hình màu có tên khoa học và Việt Nam, bảng mô tả đặc điểm của từng loài.

Bản đồ vị trí các ô điều tra đa dạng sinh học.

Bản đồ vị trí các ô điều tra đa dạng sinh học.

Hình ảnh kết xuất của các loài cây rừng ngập mặn

Cung cấp số liệu tổng lượng tích tụ các bon của Rừng ngập mặn Cần Giờ hiện hữu.

Cung cấp số liệu tổng lượng tích tụ các bon của Rừng ngập mặn Cần Giờ hiện hữu.

Xây dựng bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học theo các chỉ số đa dạng sinh học (Shannon, Simpson, Pilou và Margalef) theo từng tiểu khu:

Bản đồ đa dạng sinh học theo chỉ số Shannon (H’) tại tiểu khu 24.

Bản đồ đa dạng sinh học theo chỉ số Shannon (H’) tại tiểu khu 24.

Bản đồ đa dạng sinh học theo chỉ số Pilou (J’) tại tiểu khu 24.

Bản đồ đa dạng sinh học theo chỉ số Pilou (J’) tại tiểu khu 24.

Định lượng nhanh trữ lượng các-bon của các hiện trạng rừng ưu thế trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ với mức độ chính xác cao.

Định lượng nhanh trữ lượng các-bon của các hiện trạng rừng ưu thế trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ với mức độ chính xác cao.

Bảng tra nhanh kết quả định lượng tích tụ các bon thông qua các ô điều tra.

Bảng tra nhanh kết quả định lượng tích tụ các bon thông qua các ô điều tra.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công quản lý và phát triển hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ luôn là nhiệm vụ trọng tâm góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Các kết quả của giải pháp, một mặt đã cung cấp các cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng, mặt khác đây cũng là cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường sinh thái. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài nguyên rừng là xu hướng tất yếu nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển tài nguyên Rừng ngập mặn Cần Giờ.

Thông tin

Tên tác giả: BÙI NGUYỄN THẾ KIỆT

Địa chỉ: Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Số 1541, Đường Rừng Sác, X. An Thới Đông, H. Cần Giờ, TP.HCM

Điện thoại: 0982.605.719.

Email: Joankietthe@gmail.com.